Bác Hồ – một con người đã dành cả một đời vì nước, vì dân. Tâm huyết một đời tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giúp cho anh em hai miền Nam – Bắc có thể xum vầy một nhà. Thế nên, trong suốt cả hành trình đó, có rất nhiều mẩu chuyện hay về Bác đã được kể lại. Mỗi một câu chuyện, mẩu chuyện về Bác đều ý nghĩa, đều thấm nhuần lý tưởng cách mạng, dân tộc và là tình yêu thương của Bác dành cho nhân dân của mình.
Mẩu chuyện về Bác thứ nhất: Sự giản dị và tiết kiệm

Bác luôn sống tiết kiệm và giản dị.
Bà Nguyễn Thị Liên là nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch đã kể lại một mẩu chuyện ngắn về Bác rằng:
“ Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần – người phục vụ Bác đưa bà vá đi vá lại.
Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên”.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
– Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
– Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. “Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.
Bài học được rút ra:
Qua mẩu chuyện về Bác chúng ta có thể thấy được đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Khi bạn thực hành tiết kiệm thì bạn có thể giúp cho chính bản thân mình, những người thân xung quanh ta. Đôi khi bạn cũng có thể giúp đỡ được thêm những cần thực sự giúp đỡ, những người khó khăn hơn chúng ta.
Mẩu chuyện về Bác thứ hai: Nước nóng, nước nguội và bài học về cách ứng xử

Cách ứng xử của Bác luôn là điều chúng ta nên học tập, noi theo.
Trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.
Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
– Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
– Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
– À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
– Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
– Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
Bài học được rút ra:
Những mẩu chuyện về Bác Hồ vừa được chia sẻ ở trên, thì chúng ta cũng thấy được cách ứng xử của Bác. Nó cũng thể hiện được sự quan tâm của Bác trong việc quản lý con người. Với mẩu chuyện này, chúng ta đúc rút ra được bài học về tâm lý, bài học về cách ứng xử.
Đôi khi con người ta nóng giận mất khôn, đôi khi hành động không suy nghĩ dẫn đến hậu quả của nó vô cùng nặng nề. Thậm chí, khi bạn ứng xử không tốt, nói những lời không nên thì sẽ làm mất lòng mọi người, làm tổn thương đến những người xung quanh. Thế nên, trong mọi trường hợp thì bạn cần phải xử lý khéo léo tình huống thật khéo léo để có được kết quả tốt nhất.
Mẩu chuyện thứ ba về Bác – Ba chiếc ba lô thể hiện sự công bằng

Bác luôn là tấm gương sáng về sự công bằng cho chúng ta noi theo.
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
– Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
– Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
– Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
– Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
– Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
Bài học rút ra:
Qua mẩu chuyện vừa được chia sẻ trên, thì chúng ta rút ra được bài học về sự san sẻ, công bằng. Bất kỳ ai rồi cũng sẽ gặp những khó khăn trong cuộc sống, biết san sẻ cùng nhau vượt qua khó khăn, sống thật công bằng thì mới khiến cho những người xung quanh khâm phục.
Còn có rất nhiều mẩu chuyện ý nghĩa về Bác đã được chia sẻ. Thậm chí đã có những tập truyện 120 mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ cũng đã được in ấn, để bạn học hỏi, noi theo. trang casino trực tuyến Hy vọng rằng, với những mẩu chuyện về Bác mà chúng tôi chia sẻ ở trên thì bạn cũng có thể hiểu được đức tính tốt đẹp của Bác và noi theo.
- Website: https://casinotructuyen.wiki
- Địa chỉ: 03 Đặng Thùy Trâm, Hòa Thuận Nam, Hải Châu, Đà Nẵng,Việt Nam
- Số điện thoại: 0983745762
- Email: [email protected]